Thi công xây dựng công trình gồm những việc gì? - KỸ SƯ TRƯỞNG

Thi công xây dựng công trình gồm những việc gì?

Thi công công trình xây dựng là gì? Thi công công trình xây dựng gồm những việc gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin quý bạn đọc cần biết đến.

Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:

Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

1. Thi công xây dựng công trình

Thi công xây dựng được hiểu là hoạt động bao gồm các công việc như tạo dựng, xây dựng và lắp đặt thiết bị mới dành cho công trình xây dựng lần đầu. Và các hoạt động như sửa chữa, tu bổ, cải tạo, phục hồi, phá dỡ, bảo trì công trình đang xây dựng. 

Thi công xây dựng nhà phố với quy trình từ phần thô cho đến phần hoàn thiện là điều một điều cần phải biết trước khi thực hiện xây dựng. Hoạt động thi công xây dựng công trình gồm hai chức năng: làm thành phần trong quá trình xây dựng công trình và góp phần hoàn thiện kết quả cuối cùng của công trình xây dựng.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình 

Phụ thuộc vào những hạng mục công trình khác nhau mà điều kiện thi công xây dựng công trình cũng sẽ khác nhau, cụ thể:

Hạng I: Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn cần có trình độ cần có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề đúng với chuyên ngành đảm nhận. Thời gian công tác ít nhất 3 năm với đại học và 5 năm đối với trình độ cao đẳng; Cá nhân đảm bảo nhận chức danh chỉ huy trưởng cần phải được đảm nhận các công việc của tất cả các công trình; các công nhân thực hiện các công việc cần có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp.

Hạng II: Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn cần có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề đúng với chuyên môn cần có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề đúng với chuyên ngành đảm nhận. Thời gian công tác ít nhất 1 năm với đại học và 3 năm đối với trình độ cao đẳng. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng cần phải được đảm nhận các công việc của các công trình được giao. Các công nhân thực hiện các công việc cần có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp.

Hạng III: Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn cần có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề đúng với chuyên ngành đảm nhận. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng cần phải đảm nhận các công việc của các công việc được giao. Các công nhân thực hiện các công việc cần có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp.

3. Yêu cầu đối với việc thi công công trình xây dựng

Thi công công trình xây dựng cần phải đảm bảo tuân thủ theo những yêu cầu nhất định, cụ thể:

Quá trình hoạt động thi công công trình phải tuân theo thiết kế xây dựng được phê duyệt theo tiêu chuẩn và quy chuẩn của kỹ thuật. Cũng như các yếu tố an toàn về chịu lực, toàn bộ quá trình tiến hành an toàn về chịu lực, toàn bộ quá trình tiến hành an toàn. Đảm bảo về mỹ quan, an toàn phòng chống cháy nổ để bảo vệ môi trường cũng như tuân thủ theo một số điều kiện an toàn khác theo quy định của Nhà nước. Trong quá trình thi công xây dựng, công trình phải đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ công trình bao gồm về sử dụng khi thi công, tài sản về người, các công trình liền kề và công trình ngầm. Mọi hoạt động cũng phải đảm bảo có phương hướng và biện pháp cần thiết để hạn chế những thiệt hại tối đa về người, tài sản trong trường hợp xảy ra bất cứ sự cố nào mà không đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng. Thi công xây dựng phải đảm bảo được thực hiện các biện pháp kỹ thuật có tính an toàn cho mỗi hoạt động và từng hạng mục công trình. Những công việc này phải đảm bảo được tính tiết kiệm không gây lãng phí trong quá trình thi công. Thực hiện việc kiểm tra cũng như giám sát các nghiệm thi của công việc xây dựng. Tất cả công việc này được thực hiện vào những giai đoạn chuyển bước quan trọng trong thi công, nghiệm thu hạng mục công trình để từ đó đánh giá mức độ hoàn thành và đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Thi công công trình phải đáp ứng được những điều kiện về năng lực phù hợp với từng loại hình, công việc xây dựng và cấp bậc công trình. Chính điều này sẽ đảm bảo các bên liên quan phải chịu được trách nhiệm và hiệu quả cuối cùng.

4. Quy trình thi công xây dựng

– Thành lập ban chỉ huy công trình:

  • Một trưởng phòng thi công: Phụ trách khu vực, chịu trách nhiệm quản lý điều hành. 
  • Kỹ sư thành viên trong ban chỉ huy: Chỉ huy trưởng, Kỹ sư giám sát thi công, điều phối chỉ đạo cho các tổ, đội thi công đứng đầu là các tổ trưởng, đội trưởng.

– Tổ chức mặt bằng thi công: 

Thông báo khởi công công trình đến chính quyền địa phương bằng văn bản, thông báo cho các hộ dân kế cận, chụp hình hiện trạng công trình kế cận. Treo biển báo công trình, nội quy công trình, an toàn lao động, cảnh báo công trình. Chuẩn bị hồ sơ thiết kế xây dựng làm căn cứ kỹ thuật để thi công nhà phố. Định vị công trình, xác định cao độ chuẩn.

Tổ chức, xây dựng láng trại cho nhân công; chuẩn bị mặt bằng, mượn vỉa hè, chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước cho thi công. Tổ chức công trường, làm láng trại cho công dân nếu mặt bằng cho phép; Lắp đặt cổng/tường rào công trình theo tiêu chuẩn công ty xây dựng . Phá dỡ công trình cũ, dọn dẹp công trình cũ.Chuẩn bị nhân công và chuẩn bị quy trình cung ứng vật tư thô. 

5. Biện pháp thi công

– Công tác ép cọc: 

  • Vận chuyển và lắp thiết bị ép vào vị trí cọc ép. Giá máy được kê vững chắc chắn, thăng bằng, chỉnh máy cho các đường trục của khung máy, của hệ thống kích, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng một mặt phẳng;
  • Chuẩn bị công tác ép cọc bê tông dự án xây dựng nhà xưởng công nghiệp;
  • Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo hoặc hệ thống dầm chất đối trọng, kiểm tra cọc lần nữa;
  • Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép;
  • Trước tiên ép đoạn mũi cọc được định vị chính xác về độ thẳng đứng và vị trí. Những giây đầu tiên áp lực dầu nên tăng chậm và đều. Tốc độ không nên vượt quá 1cm/sec.
  • Khi ép xong đoạn mũi, tiến hành nối đoạn giữa, mối nối cọc thực hiện bằng hàn trước và sau.

Sau khi hoàn thành công tác cọc theo thiết kế, tiến hành đào hố đất móng, đào móng bằng máy, chỉnh sửa hố móng bằng thủ công.

– Thi công phần thân, mái

– Thi công phần hoàn thiện

– Công tác xây, trát, láng

– Công tác chống thấm

– Công tác ốp, lát

– Công tác sơn bả

– Thi công phần ME

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
0919909061
0919909061